Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Người Hà Nội xưa làm biển quảng cáo như thế nào?

Người Hà Nội xưa có quảng cáo hàng hóa của mình không? Họ có làm biển quảng cáo như thế nào? Có chứ. Bởi vì các cụ có câu "Thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì phố Hiến" - Câu thành ngữ nói về chốn sầm uất, mua bán, giao thương hàng hóa này đã gắn vào đời sống văn hóa bao đời nay của người dân phía Bắc. 


Người Hà Nội bán hàng mình làm ra ở 36 phố phường, nền kinh tế tiêu dùng vốn nổi tiếng từ xa xưa, Hàng Gà, Hàng Điếu, Hàng Mành, Hàng Tre, Hàng Lược, Hàng Bún, Hàng Cá, Hàng Cân, Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Mắm, Hàng Chuối, Hàng Quạt, Hàng Nón, Hàng Thiếc.... chỉ nghe tên đã biết. Nền kinh tế sản xuất - tiêu dùng này ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội cần đến những hoạt động quảng cáo hơn bao giờ hết

Ở Hà Nội xưa, biển quảng cáo đến từ đâu?


Biển quảng cáo bắt đầu khởi sở từ Trung Quốc. Thời trung cổ người Trung Quốc dùng biển khắc gỗ để làm biển quảng cáo cho tửu lầu, võ đường, quán xá. Trước khi bị đô hộ bởi người Pháp, người Hoa sang Hà Nội buôn bán và mang theo văn hóa này.

lam bien quang cao, anh ha noi xua



Năm 1882 thực dân Pháp đánh thành Hà Nội và ngay sau đó đô hộ nước ta. Năm 1884 thì các hoạt động kinh tế của chính quyền đô hộ bắt đầu dĩ nhiên theo sau đó là hoạt động của các nhà buôn, cơ sở khai khoáng, dịch vụ, nhà thầu xây dựng, trang trại theo chân lính Pháp đến Hà Nội làm ăn. Quảng cáo bắt đầu từ đây, đến từ phương Tây

Biển quảng cáo của người Pháp mở rộng dần theo các hoạt động xây dựng mà họ tạo ra ở Hà Nội. Họ  muốn Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của Đông Dương hồi bầy giờ. Chính vì thế nơi này trở nên nhộn nhịp đông đúc với đường sá, cửa hàng cửa hiệu, nhà máy, rạp chiếu phim, cơ quan của chính quyền  Năm 1887 đã có các tờ báo đăng quảng cáo của người Pháp, và lần đầu tiên xuất hiện quảng cáo bằng băng rôn, áp phích. Họ in các tấm quảng cáo lớn với những nội dung khác nhau cho treo khắp các phố Hà Nội. 

lam bien quang cao, anh ha noi xua

Người dân Hà Nội đã làm biển quảng cáo như thế nào?


Đầu thế kỉ 19. tất cả tấm áp phích quảng cáo treo ngoài đường, để quảng cáo hay trong rạp chiếu phim hầu hết do họa sĩ Pháp vẽ. Năm 1930 Số nhà 20 phố Hàng Ngang có một hiệu vải được chủ hiệu đó cho kẻ biển "Hiệu Ông Sàm 20 Hàng Ngang" ở ngay trước cửa. Và ngay lập tức nó được người ta ghi nhớ.

Biển quảng cáo thời bấy giờ đa số được làm thủ công, và người làm là các thợ mộc, thợ xây, các thợ kẻ vẽ có hoa tay. Họ tạo chữ bằng gỗ, họ điêu khắc trên nền vữa xây dựng, họ tô màu, vẽ tranh và thật đáng ngạc nhiên điều này là một thử thách quá đỗi khó khăn cho các tay làm biển quảng cáo cự phách của lambienquangcaohn.net ở thời điểm hiện tại


Những năm 1936, tại Hà Nội công việc kinh doanh chiếu bóng rất phát đạt, có lẽ người dân Hà Nội khá hiếu kỳ về các thước phim trong rạp, vì thế các rạp xây mới nhiều hơn và để thu hút khán giả, nhiều rạp đã phải dán áp phích trước cửa rạp, họ còn cho căng băng rôn trên các phố. Ảnh dưới đây là một góc nhìn về các rạp chiếu phim thời bấy giờ. Họ kẻ vẽ chữ lên tấm bê tông trước mặt nhà phía trên cao, thế là thành biển quảng cáo. 



 Những năm 1940 thì là thời cực thịnh của biển quảng cáo thời bấy giờ. Bạn sẽ thấy nhiều cửa hàng bán hàng châu Âu, đường phố Hà Nội khá gọn gàng sạch sẽ. Bến tàu xe quy hoạch rộng rãi và khoa học không khác gì bây giờ. Thậm chí bạn sẽ thấy cả một số biển quảng cáo mà trên đó thể hiện một số nhãn hiệu còn tồn tại cho tới ngày hôm nay.

lam bien quang cao, bien quang cao, anh ha noi xua


Thoái trào bởi chiến tranh loạn lạc và xóa bỏ nền kinh tế thị trường


Khi quân Nhật vào Việt Nam năm 1940, họ mang theo hàng hóa Nhật, phong cách bán hàng của Nhật, quảng cáo cũng kiểu của Nhật nên biển quảng cáo cũng khác. Nhưng Nhật không ở Việt Nam quá lâu và để lại những tiêu cực cho người dân và nền kinh tế Hà Nội khi đó. 

Sau năm 1954, đất nước tập trung cho việc sản xuất, cho chiến tranh, hàng hóa được phân phối một cách theo cách mà nhà nước quản lý và hầu như không qua mua bán. Không có kinh doanh buôn bán nên không có quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trên biển cửa hàng và cho đến năm 1960 thì hầu như không còn gì ngoài những bức tranh cổ động hoặc biển tại các cửa hàng mậu dịch, các cơ quan... 

Các tấm tranh cổ động tuyên truyền xuất hiện và nó được vẽ bởi các họa sĩ Việt Nam.


Về sau này Hà Nội còn một giai đoạn khá thú vị nữa là thời Bao cấp và mở cửa. Mời bạn xem trên website của chúng tôi để biết thêm về một vẻ khác lạ của cái hồn Hà Nội trên những tấm biển quảng cáo xưa. Thú vị, ấm áp và nhiều tình cảm. Tất cả chúng ta là người quá yêu Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm biển quảng cáo gara ô tô